Nghiên cứu phát hiện các loài thuỷ sản đang bị nhiễm vi nhựa.

 

Vi nhựa là gì? Vi nhựa được định nghĩa là những mảnh nhựa nhỏ có kích thước từ 1µm – 5mm. Hiện nay, vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ môi trường nước mặn cho đến trầm tích ở đáy biển sâu hay ở các bãi cát ven biển. Vi nhựa cũng được tìm thấy trong nước ngầm, trong các hồ chứa, trong kênh rạch, sông ngòi, hồ của các khu đô thị, thậm chí là trong không khí mà chúng ta thở. Vi nhựa cũng đã được tìm thấy trong rừng ngập mặn hay ở Bắc Cực và Nam Cực, hay trong các dòng suối trên đỉnh núi Everest và vùng Tây Tạng xa xôi.

Hình mô tả đường đi của vi nhựa

Theo nghiên cứu mới nhất, tất cả các loài thủy sinh ở các cửa sông chảy vào biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương đều bị nhiễm vi nhựa.

Được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường thuộc Đại học Khu tự trị Barcelona (ICTA-UAB), họ đặt tên cho  dự án quốc tế này là “Tôi & nhựa” , kết quả  cho thấy động vật thân mềm là đối tượng “bị nhiễm vi nhựa nặng nề nhất do khả năng lọc nước”. ”.

Phân tích sự hiện diện của nhựa vi mô và nano ở các cửa sông và bờ biển lân cận, các nhà nghiên cứu quan sát và  thấy rằng sông là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính bởi chứa vi nhựa (kích thước từ 5 đến 0,0001 mm) và nhựa nano (nhỏ hơn 0,0001 mm) trong đại dương.

Sơ đồ mô tả một số đường đi khác nhau của vi nhựa sơ cấp từ nguồn phát sinh ra đại dương.

“Các cửa sông, là khu vực chuyển tiếp giữa sông và biển, là điểm  chính cho sự tích tụ của các hạt vi nhựa  và được giữ lại trong trầm tích. Nhóm nghiên cứu giải thích: Chúng gây ra mối đe dọa cho hệ sinh thái dưới nước nhờ khả năng thu giữ các hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh, xâm nhập vào mạng lưới thức ăn thông qua đường tiêu hóa và tích lũy sinh học ở cấp độ dinh dưỡng cao hơn, bao gồm cả các loài thương mại có giá trị”.

Những phát hiện của dự án cho thấy, trong số các loài hai mảnh vỏ được phân tích, 85% trai và 53% hàu đã ăn phải vi nhựa. Trong khi đó, các loài cá biển sống phụ thuộc vào cửa sông (cá đối trắng, mojarra bạc và mojarra Brazil) bị ảnh hưởng 75%, trong khi ở các vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi dòng chảy của  cửa sông thì  86% cá tuyết châu Âu và 85% tôm hùm Na Uy được phát hiện có chứa vi nhựa hoặc vi sợi tổng hợp trong ruột .

Các nhà khoa học tiếp tục giải thích rằng ô nhiễm nhựa nano có thể còn nghiêm trọng hơn vi nhựa và có thể gây nguy hiểm lớn hơn cho các sinh vật dưới nước, vì chúng có thể đi qua màng tế bào và gây hại cho các loài sống ở môi trường cửa sông và biển ở mức độ lớn hơn.

Patrizia Ziveri, Nhà hải dương học tại ICTA-UAB và cũng là nhà điều phối viên của dự án, cho biết: “Ô nhiễm phổ biến ở các cửa sông và bờ biển lân cận, ở Địa Trung Hải cũng như ở các vùng nhiệt đới và ôn đới đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây với tốc độ tương đương với tốc độ sản xuất nhựa toàn cầu và kể từ năm 2000, các hạt vi nhựa lắng đọng dưới đáy biển đã tăng gấp ba lần”

Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm này “gây ra mối đe dọa toàn cầu đối với hệ thống rạn san hô ở mọi độ sâu, làm giảm sự phát triển của rạn san hô”.

Ngoài ra, nghiên cứu lưu ý rằng khu vực  gần các trung tâm đô thị và dòng chảy ra từ nhà máy xử lý nước thải là nơi có tình trạng ô nhiễm đặc biệt cao  vì đây là nơi các vi sợi, loại rác vi mô phổ biến nhất, được thải vào cửa sông.

Trong đó các trường đại học ở Ý, Bồ Đào Nha, Brazil và Tây Ban Nha, cho biết: “Nhựa từ những năm 1960 vẫn còn tồn tại dưới đáy biển, để lại dấu hiệu ô nhiễm của con người”.

Sau khi bị mắc kẹt dưới đáy biển, các hạt không bị phân hủy do thiếu xói mòn, oxy và ánh sáng. Các hạt không lắng đọng dưới đáy biển có thể được dòng hải lưu và thủy triều vận chuyển hàng trăm km chỉ trong vài tháng.

Ziveri tiếp tục: “Một hạt vi nhựa từ cửa sông Ebro ở Tây Bắc Địa Trung Hải có thể đến Sicily, Ý trong sáu tháng”.

Xem xét các phương pháp nhằm giảm ô nhiễm vi mô trong môi trường biển ven biển, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng xử lý sinh học – sử dụng sinh vật sống để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước – là một trong số ít các lựa chọn khả thi hiện có, vì các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng các loài sinh vật ăn lọc  khác nhau (một kiểu ăn của động vật bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước) đã loại bỏ gần 90% hạt vi nhựa khỏi vùng nước xung quanh.