Sau khi doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ tự công bố sản phẩm nhưng không biết sẽ nộp hồ sơ tự công bố ở đâu và khi nào thì có kết quả. Bài viết này AZF sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách nộp hồ sơ đúng theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Sau khi doanh nghiệp nắm được nộp hồ sơ tự công bố ở đâu thì doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu rõ hơn về trình tự, cách thức nộp để không mất nhiều thời gian:
Hồ sơ tự công bố bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng (Bản chính hoặc bản sao y công chứng không quá 06 tháng)
- Nhãn chính sản phẩm
- Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm
Hồ sơ tự công bố nộp ở đâu? Nộp nhưng không có biên nhận hoặc trả giấy tiếp nhận công bố.