→ Trả lời: Hiện nay nước rửa tay sẽ được phân làm 02 loại để làm công bố :
– Nước rửa tay thường : Loại nước rửa tay này phải rửa lại với nước, giúp làm sạch tay. Đối với sản phẩm nước rửa tay thường sẽ được coi là mỹ phẩm và áp dụng theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm để làm công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược
– Nước rửa tay khô diệt khuẩn: Nước rửa tay khô là loại nước rửa tay không phải rửa lại với nước. Nước rửa tay diệt khuẩn là loại nước rửa tay mới hiện nay bên trong thành phần của nước rửa tay có chất diệt khuẩn. Đối với sản phẩm nước rửa tay khô diệt khuẩn sẽ được coi là chế phẩm diệt khuẩn và làm đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn tại Cục quản lý môi trường theo Nghị định 91/2016/NĐ-CP về quản lý hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
→ Trả lời: Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm thì Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Về hình thức : Ngôn ngữ trình bày của thư ủy quyền phải là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
– Về nội dung : Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
c) Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
d) Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền;
đ) Thời hạn ủy quyền;
e) Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
g) Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền.
Đồng thời ,đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
→ Trả lời: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu. Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý Dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan. Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.
→ Trả lời: Theo Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, mỹ phẩm được phân loại thành 20 nhóm sản phẩm được quy định cụ thể tại Mục 2 (dạng sản phẩm) của Phụ lục số 01-MP của Thông tư.
Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011.
“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”
Việc đánh giá công bố tính năng sản phẩm (nêu ở phần mục đích sử dụng cũng như tên sản phẩm) không thể tách rời với việc xem xét một sản phẩm có phải là sản phẩm mỹ phẩm hay không. Tính năng, mục đích sử dụng sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP của Thông tư số 06/2011/TT-BYT). Thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng các Phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
→ Trả lời: – Theo quy định tại Điểm b, Điều 5,Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm thì các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một Phiếu công bố:
+ Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm.
+ Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau. Đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi.
+ Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế quyết định dựa vào quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
Vì vậy, Trường hợp nếu sản phẩm son của bên mình có công thức tương tự nhau chỉ khác nhau về chất tạo màu thì có thể gộp chung vào một phiếu công bố.
Trả lời: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu. Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý Dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan. Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường. Thủ tục này không quy định phải nộp phí/ lệ phí.
Trả lời: Trường hợp sản phẩm có cùng một chủ sở hữu, được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm thì được phép công bố trong 1 Phiếu công bố. Lệ phí nhà nước được tính là 1 Phiếu
Trả lời: Sản phẩm son nhiều màu hoặc bảng mắt sẽ được công bố chung trong một Phiếu mỹ phẩm, lệ phí nhà nước được tính chung với điều kiện cùng một nhà sản xuất, cùng chung tên sản phẩm (chỉ khác tên màu), cùng công thức thành phần (chỉ khác thành phần tạo màu). Trường hợp khác các thông tin nêu trên phải công bố thành các Phiếu công bố riêng
Trả lời: Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”
Trả lời: Kể từ ngày 1/1/2017, thủ tục công bố mỹ phẩm được triển khai trên hệ thống Một cửa quốc gia tại đường Link https://vnsw.gov.vn
Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều loại mã số mã vạch, cho nên quý độc giả cảm thấy bối rối, không hiểu rõ cũng là điều dễ hiểu. Dựa trên Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN, Luật Hoàng Phi sẽ giúp mọi người hiểu rõ các loại phải đăng ký mã vạch tại cơ quan nhà nước và các loại mã có thể tự lập để sử dụng.
Theo đó, các loại mã do cơ quan quản lý nhà nước cấp và quản lý gồm: mã doanh nghiệp, mã GLN, mã EAN 8. Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, mọi người có thể tự lập các loại mã số mã vạch sau để sử dụng như: mã GTIN, mã GLN và một số loại mã khác.
Chào Anh, câu hỏi của Anh chúng tôi trả lời như sau:
Hiện nay có 03 gói đăng ký mã vạch và áp dụng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đăng ký
(i) áp dụng cho dưới 100 sản phẩm (mã doanh nghiệp 10 số)
(ii) áp dụng cho dưới 1.000 sản phẩm (mã doanh nghiệp 9 số)
(iii) áp dụng cho dưới 10.000 sản phẩm (mã doanh nghiệp 8 số)
Chúng tôi không rõ khi Công ty Anh đang ký công ty Anh đã đăng ký gói nào trong 03 gói nêu trên. Chúng tôi ví dụ bên Anh đã đăng ký gói dưới 100 sản phẩm và bên Anh ban đầu mới sử dụng 20 sản phẩm, bên Anh sẽ được phép sử dụng thêm 79 sản phẩm nữa mới hết hạn gói sản phẩm. Trường hợp Anh muốn mở rộng thêm 50 sản phẩm vẫn nằm trong gói tối đa 99 sản phẩm nên Anh không cần phải tiến hành đăng ký mã vạch sản phẩm thêm, bên anh sẽ tự phân bổ mã cho 50 sản phẩm tăng thêm và cập nhật danh mục sản phẩm đã có mã mới tới Tổng cục đo lường và chỉ khi nào sử dụng hết 99 mã Công ty Anh mới cần đăng ký mã doanh nghiệp khác.
Với câu hỏi của Anh, chúng tôi trả lời như sau:
Công ty Anh là công ty gia công sản phẩm cho công ty nước ngoài và theo quy trình, sản phẩm sau khi được gia công tại Việt Nam sẽ được chuyển về quốc gia công ty thuê gia công để kinh doanh. Trường hợp này, nếu Công ty bên nước ngoài đã đăng ký mã vạch tại quốc gia của họ, họ có thể sử dụng mã vạch này cho các sản phẩm gia công tại Việt Nam. Tuy nhiên, Công ty Anh cần lưu ý để sử dụng mã vạch nước ngoài gắn lên sản phẩm tại Việt Nam, Công ty Anh cần nộp thông báo về việc sử dụng mã vạch này tới Tổng cục đo lường chất lượng được biết.
Trường hợp công ty nước ngoài không có mã vạch để sử dụng, công ty Anh và công ty nước ngoài cần trao đổi với cơ quan hải quan (xem có yêu cầu phải có mã vạch trên hàng xuất sang nước của công ty thuê gia công không) và hỏi công ty thuê gia công xem nước họ có yêu cầu có mã vạch không, mã vạch về họ tự in hay họ ủy quyền cho mình in.
Theo quy định mã số, mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị (công ty) đăng ký và chỉ công ty đăng ký mã vạch mới được quyền sử dụng mã số mã vạch này cho sản phẩm công ty, trường hợp công ty A chuyển nhượng toàn bộ nhà máy sản xuất máy lọc nước cho đối tác không đồng nghĩa với việc Công ty Anh được quyền chuyển nhượng cả mã vạch đã được cấp. Trường hợp cụ thể này, bên Anh cần thực hiện các việc sau khi chuyển nhượng nhà máy cho đối tác.
– Công ty Anh nộp công văn lên Cơ quan đăng ký để xin phép ngừng sử dụng mã số cho sản phẩm máy lọc nước kèm theo công văn là bản gốc giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch đã được cấp;
– Công ty đối tác của Anh sẽ nộp công văn xin phép được sử dụng lại mã số mã vạch đã được cơ quan đăng ký cấp cho Công ty Anh, kèm theo công văn Công ty đối tác cần nộp kèm (i) hồ sơ đăng ký mã vạch (ii) 01 bản sao chứng thực giấy phép kinh doanh (iii) phí đăng ký sử dụng và phí duy trì cho năm đầu tiên sử dụng.
Sau khi hoàn thành 02 công việc nêu trên Công ty đối tác của Anh sẽ được phép sử dụng mã số mã vạch đã được cấp cho Công ty Anh trên các sản phẩm máy lọc nước.
Theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá có quy định trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch nước ngoài đã được in trên sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin phép sử dụng mã vạch cho sản phẩm đó tại Viện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
Hồ sơ cho việc xin phép sử dụng mã vạch nước ngoài sẽ bao gồm:
(i) Giấy ủy quyền của công ty nước ngoài cho phép công ty tại Việt Nam được sử dụng mã vạch nước ngoài gắn lên sản phẩm
Lưu ý: Giấy ủy quyền nêu trên cần phải được công chứng tại quốc gia của công ty nước ngoài đang sử dụng mã vạch;
(ii) Bản Danh mục sản phẩm sẽ sử dụng mã vạch nước ngoài (theo mẫu của cơ quan đăng ký);
(iii) Công văn của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị được sử dụng mã số mã vạch nêu trên;
Chi phí cho việc sử dụng mã vạch nước ngoài sẽ được tính trên cơ sở số lượng mã sản phẩm sẽ được sử dụng như sau:
+ Ít hơn hoặc bằng 50 sản phẩm: 500.000 VND/01 hồ sơ
+ Với mỗi sản phẩm tăng thêm (trên 50 sản phẩm): 10.000 VND/01 sản phẩm tăng thêm
Như vậy, để không phải đăng ký mã vạch lại và được sử dụng mã vạch nước ngoài, Anh cần thực hiện các thủ tục nêu trên tại cơ quan đăng ký.
Bản tự công bố sản phẩm tiếng anh là gì ?
Product Self-declaration
Số điện thoại cục an toàn vệ sinh thực phẩm:
Hỗ trợ trực tuyến
hotrodoanhnghiep@vfa.gov.vn
hotrokhachhang.attp | toan182
Mr.Giang: 0916011001
Mr.Việt: 0973033637
Mr.Toán: 0961821980
Bộ phận văn thư
Điện thoại: 02438464489
Văn thư cục: Nguyễn Thị Vân
SĐT: 0985.982.936
Chánh văn phòng: Bùi Thị Hồng Nương
SĐT: 090.723.1976
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
Điện thoại: 02438464489/4040
Trưởng phòng: Lâm Quốc Hùng
SĐT: 0913.319.936
Cấp xác nhận quảng cáo
Điện thoại: 02438464489/5060
Phụ trách bộ phận: Trần Thị Thu Liễu
SĐT: 0912.177.090
Hỗ trợ nộp phí và thanh toán keypay
Hỗ trợ nộp phí: Miss. Phương
SĐT: 024.37366440-3020
Email: phongtaichinhketoan@vfa.gov.vn;
Hỗ trợ thanh toán keypay:
SĐT: 024.66728822
Email: info@keypay.gov.vn;
Trưởng phòng: Lê Thanh Phương: 0913.594.293
Đăng ký bản công bố
Phòng quản lý thực phẩm:
Điện thoại: 02438464489/2030
Trưởng phòng: Phạm Văn Hinh
SĐT: 0903.278.368
Phòng quản lý tiêu chuẩn và kiểm nghiệm:
Điện thoại: 02438464489/5010
Trưởng phòng: Lê Hoàng
SĐT: 0903.225.559
Trung tâm ứng dụng và đào tạo ATTP:
Điện thoại: 02438464489/4040
Giám đốc: Đinh Quang Minh
SĐT: 0912.738.366
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tải tại đây
Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn gọi An toàn vệ sinh thực phẩm) được hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan nào cấp mã số mã vạch? là: Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (GS1)
Tự công bố sản phẩm tiếng anh là: Product Self-declaration
Phụ gia cấm sử dụng trong thực phẩm là phụ gia không có trong quy định tại Thông tư số 02/VBHN-BYT về việc hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm hoặc không có bản công bố do Cục ATTP cấp.
Các nhóm thực phẩm theo ghi chú 500 nằm trong Thông tư số 02/VBHN-BYT về việc hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm
AZF cam kết sau 06 -08 ngày làm việc sẽ cung cung cấp mã số mã vạch tạm thời sản phẩm cho quý khách hàng để có thể thực hiện in ấn nhãn sản phẩm
Sau 1-1,5 tháng, khách hàng sẽ nhận được văn bằng gốc đăng ký mã vạch của cơ quan nhà nước cấp.
Theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP:
1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Kính chào Qúy công ty!
Để nhập khẩu Sô cô la về Việt Nam, doanh nghiệp cần kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Thủ tục cần có:
– Mẫu sản phẩm
-Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh sản phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu
Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, khi doanh nghiệp có sự thay đổi về thành phần cấu tạo của sản phẩm thì cơ sở, doanh nghiệp phải tự công bố lại sản phẩm.
Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao y công chứng)
- Tờ khai đăng ký logo nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa
Hiện tại, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP bản tự công bố sản phẩm chưa quy định thời hạn sử dụng nên doanh nghiệp cứ sử dụng cho đến khi có quy định mới từ Cơ quan nhà nước.
Kiểm nghiểm thực phẩm ở đâu?
Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP cơ sở, doanh nghiệp phải nộp thủ tục ở phòng kiểm nghiệm được chứng nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
Mặc dù theo thông tin trên, nhưng cơ sở, doanh nghiệp cũng không biết tên, địa chỉ cụ thể của các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ở đâu nên chúng tôi sẽ liệt kê một số phòng thí nghiệm uy tín ở dưới đây:
- Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Sài Gòn
- Công Ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng
- Công Ty Cp Dịch Vụ Khoa Học Công Nghệ Chấn Nam
- Viện Y Tế Công Cộng Hồ Chí Minh
- Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
Khi đã có tên của các phòng kiểm nghiệm thực phẩm cơ sở, doanh nghiệp có thể tra cứu trên mạng về địa chỉ cụ thể và liên hệ với các phòng kiểm nghiệm.
Thông tin chi tiết cơ sở, doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0903.685.330 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc “Qui định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”.
Viện TCCLVN xin hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) cụ thể như sau:
a) Hồ sơ đăng ký gồm:
- Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu (02 bản);
- Bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc “Quyết định thành lập” đối với các tổ chức khác (01 bản);
Lưu ý – Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản);
b) Mức thu phí
Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Mức thu phí
- Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
Đơn vị: Đồng
STT | Phân loại phí | Mức thu (đồng/mã) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
- Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT | Phân loại | Mức thu |
1 | Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm | 500.000 đồng/hồ sơ |
2 | Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm | 10.000 đồng/mã |
- Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT | Phân loại phí | Mức thu (đồng/năm) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 | |
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 |
1.4 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) | 2.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
- Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng hình thức chuyển khoản theo thông tin sau:
1.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Chi nhánh: Cầu Giấy
Số tài khoản: 1507201067907
Đơn vị hưởng: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc Gia
2.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Chi nhánh: Nam Thăng Long
Số tài khoản: 122000064913
Đơn vị hưởng: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc Gia
Lưu ý:
- Khi chuyển khoản đề nghị cơ sở ghi rõ tên cơ sở, ghi rõ loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục TCĐLCL cấp vào chứng từ chuyển khoản để tiện theo dõi (ví dụ: 893……).
- Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước 30/6 hàng năm
- Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc GCN sử dụng MSMV, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi.
- Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng MSMV, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng MSMV.
Các mã phân định của GS1
Mã | TCVN | Phân định | Giá trị bổ sung có tại khâu |
Gtin (Global Trade ItemNumber) – Mã toàn cầu phân định thương phẩm | TCVN 6384,TCVN 6512,
TCVN 6939, TCVN 6940, |
Sản phẩm như hàng tiêu dùng, dược phẩm, trang thiết bị y tế, nguyên vật liệu thô tại mọi cấp bao gói (ví dụ: đơn vị tiêu dùng, gói bên trong, thùng, pallet).Dịch vụ như cho thuê thiết bị, cho thuê ô tô …
(Các) trường hợp thương phẩm riêng biệt và hướng dẫn sử dụng liên quan bằng việc kết hợp GTIN với các thuộc tính như số lô, số xê-ri, ngày sử dụng, ngày hết hạn, trọng lượng tịnh. CÓ THỂ SO SÁNH VỚI ISO/IEC 15459 – PART 4 (TCVN 8021-4): SẢN PHẨM RIÊNG VÀ BAO GÓI SẢN PHẨM |
Điểm bán hàng, điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản xuất, gửi & nhận hàng, quản lý kho, quản lý thủ tục biên giới, đặt hàng – thanh toán, thông tin số B2C, thủ tục hải quan |
Gln (Global Location Number) – Mã toàn cầu phân định địa điểm | TCVN 7199 | Địa điểm tự nhiên: các địa chỉ tự nhiên của tổ chức như Gửi hàng từ, Gửi hàng đến, Điểm đọc. Khi kết hợp với thành phần mở rộng, GLN còn cung cấp các địa điểm chức năng nội bộ như thùng chứa, cửa ra vào ở bến tàu, điểm quét/đọc mã vạch.Các bên: Các thực thể chức năng và hợp pháp của một tổ chức tham gia giao dịch kinh doanh.
ĐÃ ĐƯỢC THỪA NHẬN TRONG TIÊU CHUẨN ISO 6523: NHÀ THIẾT KẾ MÃ QUỐC TẾ CHO GLN |
Đặt hàng – thanh toán, quản lý vận tải, gửi & nhận hàng, quản lý kho |
SSCC (Serial ShippingContainer Code) – Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri | TCVN 7200 | Các đơn vị logistic như đơn vị tải hàng trên palet hoặc lồng cuộn, hòm. SSCC tạo thuận lợi cho việc phân định đơn nhất mọi thành phần hợp thành thương phẩm được đóng gói cùng nhau để lưu kho và/ hoặc vận chuyển.CÓ THỂ SO SÁNH VỚI ISO/IEC 15459 – PART 1 (TCVN 8021-1): SỐ PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI | Đặt hàng – thanh toán, quản lý vận tải, gửi & nhận hàng, quản lý kho, thủ tục hải quan |
GSin (Global Shipment Identification Number) – Mã toàn cầu phân định hàng gửi | TCVN 10577 | Hàng gửi, bao gồm một hoặc nhiều đơn vị logistic nhằm để chuyển đi cùng nhau. Các đơn vị logistic thuộc về một hàng gửi cụ thể có cùng GSIN xuyên suốt tất cả các giai đoạn vận tải, từ điểm xuất phát tới điểm đến cuối cùng.ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA WCO VỀ UCR ((UNIQUE CONSIGNMENT REFERENCE – MÃ ĐƠN NHẤT THAM CHIỀU HÀNG KÍ GỬI). CÓ THỂ SO SÁNH VỚI ISO/IEC 15459 – PART 8 (TCVN 8021-8): NHÓM CÁC ĐƠN VỊ VẬN TẢI | Đặt hàng – thanh toán, quản lý vận tải, quản lý kho, thủ tục hải quan |
GinC (Global IdentificationNumber for Consignment) – Mã toàn cầu phân định hàng kí gửi | TCVN 10577 | Hàng kí gửi bao gồm một hoặc nhiều đơn vị logistic (có khả năng thuộc các đơn vị hàng gửi khác nhau) nhằm để chuyển đi cùng nhau theo một phần chuyến hành trình của chúng. Các đơn vị logistic có thể kết hợp cùng các GINCs khác nhau tùy theo nhà vận chuyển hàng hóa suốt các giai đoạn vận tải tiếp theo | Quản lý vận tải |
GRai (Global Returnable Asset Identifier) – Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng | TCVN 7639 | Được sử dụng chủ yếu để phân định Vật phẩm vận tải có thể quay vòng (Returnable transport items (Rti) như palet, công-ten-nơ cuộn, thùng.GRAI phân định loại tài sản có thể quay vòng, và nếu cần còn có thể là các trường hợp riêng biệt của tài sản có thể quay vòng thông qua số xê-ri tùy chọn. | Quản lý tài sản, quản lý vận tải, gửi & nhận hàng |
Giai (Global Individual Asset Identifier) – Mã toàn cầu phân định tài sản riêng | TCVN 7639 | Tài sản cố định như thiết bị văn phòng, thiết bị vận tải, thiết bị công nghệ thông tin, xe cộ. GIAI phân định các trường hợp tài sản riêng biệt không tính đến chủng loại tài sản. | Quản lý tài sản, quản lý vận tải, quản lý hàng tồn kho |
GSRn (Global Service Relation Number) – Mã toàn cầu phân định mối quan hệ dịch vụ | TCVN 7976 | Mối quan hệ nhà cung cấp dịch vụ của tổ chức và người cung cấp dịch vụ như bác sỹ làm tại bệnh viện.Mối quan hệ người nhận dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ đó như tài khoản của khách hàng thường xuyên với nhà bán lẻ, việc đăng ký của bệnh nhân tại bệnh viện, tài khoản của khách hàng với công ty điện. Khi kết hợp với Mã số phân định trường hợp quan hệ dịch vụ SRIN (Service Relation Instance Number), GSRN có thể phân định từng trường hợp dịch vụ như các giai đoạn điều trị y tế. | Điểm chăm sóc sức khỏe, báo cáo tiêu thụ, báo giá |
Gdti (Global Document Type Identifier) – Mã toàn cầu phân định loại tài liệu | TCVN 9987 | Tài liệu hữu hình như giấy chứng nhận, hóa đơn, giấy phép lái xe. Tài liệu điện tử như hình ảnh số, các thông điệp trao đổi dữ liệu điện tử.GDTI phân định loại tài liệu, và nếu cần GDTI còn có thể phân định các trường hợp tài liệu riêng qua số xê-ri tùy chọn. | Theo dõi, lưu trữ, xác thực tài liệu |
GCn (Global Coupon Number)Mã toàn cầu phân định phiếu thanh toán | TCVN 8468 | Phiếu số. GCN phân định sự tặng phiếu, và nếu cần GCN còn có thể phân định các phiếu được phát hành riêng qua thành tố xê-ri tùy chọn. | Quản lý phiếu (phân phối, xác nhận, mua lại, thanh toán) |
CPID (Component / Part Identifier) – Mã phân định phần hợp thành | Phần hợp thành và các bộ phận như động cơ lái dùng cho máy giặt, quạt lắp ráp cho động cơ phản lực, động cơ khởi động cho xe, bánh xe, trục xe.Phần hợp thành và các bộ phận riêng, bằng việc kết hợp CPID với số xê-ri.
KHÔNG SỬ DỤNG SỐ PHÂN ĐỊNH CPID TRONG CHUỖI CUNG ỨNG MỞ, MÀ CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG THEO THỎA THUẬN LẪN NHAU. |
Scan and Check là phần mềm quét mã vạch chính thống, miễn phí trên điện thoại di động Iphone & Android
Hồ sơ tự công bố Phụ gia thực phẩm, phụ gia hỗn hợp không có công dụng mới nhập khẩu bao gồm:
Bản tự công bố sản phẩm
Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
- Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02ban hành kèm theo Nghị định15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố
Đối với sản phẩm nhập khẩu:
- Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02ban hành kèm theo Nghị định15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố
Phiếu kết quả kiểm nghiệm cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+Đầy đủ chỉ tiêu và đạt theo quy định hiện hành đối với sản phẩm
+Được cấp bởi Phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y Tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong các trường hợp chưa có quy định của Bộ Y Tế
Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo:
Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan
Tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm thể hiện nội dung ghi nhãn theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017
Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn của tổ chức, cá nhân
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Tự công bố sản phẩm áp dụng cho Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Đăng ký công bố sản phẩm áp dụng đối với tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt ; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, Phụ gia thực phẩm, hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được cho phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y Tế quy định.
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp thay đổi thành phần của sản phẩm bắt buộc phải đăng ký công bố lại sản phẩm.
Theo quy định tại Chương II Nghị định 15/2018/NĐ-CP sản phẩm, nguyên liệu sản xuất nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
Hồ sơ tự công bố bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng (Bản chính hoặc bản sao y công chứng)
Để kinh doanh được sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Có, xốt cà chua đóng lon thuộc nhóm thực phẩm bao gói sẵn, bạn cần kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm theo quy định.
- Sản phẩm thời vụ: bánh trung thu: 01 lần/01 năm
- Các Công ty/Doanh nghiệp/Cơ sở: có chứng nhận HACCP, ISO,…: 01 lần/01 năm
- Các sản phẩm còn lại: 02 lần/01 năm
Hiện tại, bản tự công bố bố sản phẩm chưa quy định thời hạn.
Cần chuẩn bị mẫu, hình ảnh sản phẩm, GPKD để tiến hành tự công bố và kiểm nghiệm sản phẩm.