Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về cách ghi nhãn hàng hóa của Nghị định 43/2017/nđ-cp ngày 14/ 04/2017. Theo đó, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.

Thông tư quy định cách ghi nhãn hàng hóa theo nghị định 43/2017/nđ-cp

Thông tư quy định cách ghi nhãn hàng hóa theo nghị định 43/2017/nđ-cp

Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với những cá nhân,tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa

Điều 3: Phân biệt bao bì chứa đựng hàng hóa không phải là bao bì thương phẩm với bao bì thương phẩm

1.Các loại bao bì sau đây không được gọi là bao bì thương phẩm:

a) Bao bì được sử dụng với mục đích lưu giữ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa;

b) Túi đựng hàng hóa khi mua hàng;

c) Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời và hàng hóa bán lẻ.

2. Các loại bao bì sau đây cần phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt: hầm tàu chứa hàng, thùng đựng hàng (container), xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng và dạng khí không có bao bì.

Trường hợp này hàng hóa không cần dán nhãn hay ghi nhãn hàng hóa nhưng phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt;

Điều 4. Vị trí nhãn hàng hóa

1. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi ở vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhìn thấy được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời từng chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó chính là một phần của nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp, bao bì ngoài

a) Hàng hóa trên thị trường gồm cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ những đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì cần phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.

b) Hàng hóa trên thị trường cần có cả bao bì ngoài, đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp ở bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài, và bao bì trực tiếp.

3. Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được những nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc phải ghi nhãn cho bao bì ngoài.

Điều 5. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa

1. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn sản phẩm hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác, thì nội dung ngôn ngữ khác phải đảm bảo cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt.

2. Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà muốn thể hiện bằng ngôn ngữ khác thì không được làm hiểu sai lệch bản chất và công dụng của hàng hóa, cũng không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa.

3. Tên quốc tế của nước hay vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hay phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép dùng tên quốc tế đó.

Điều 6. Ghi tên và địa chỉ cá nhân,tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa

1. Tên riêng của cá nhân, tổ chức và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt , từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.

2. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại thị trường Việt Nam ghi tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức sản xuất và ghi tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức nhập khẩu

Hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở/xưởng sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên, địa chỉ của cá nhân,tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên, địa chỉ cá nhân,tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa tại Việt Nam trên nhãn sản phẩm hàng hóa nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép, nhưng phải đảm bảo truy xuất được cơ sở sản xuất ra hàng hóa khi cần thiết và (hoặc) khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền quản lý và ghi rõ xuất xứ sản phẩm hàng hóa trên nhãn hàng hóa.

3. Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia/sang chiết để đóng gói/ đóng chai khi được cá nhân,tổ chức sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải đảm bảo chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.

Ví dụ: cho phép san chia/ sang chiết để đóng gói, đóng chai theo hợp đồng.

Hàng hóa được san chia/ sang chiết để đóng gói/ đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai.

4. Hàng hóa được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều bộ phận , linh kiện mà các bộ phận , linh kiện này được nhập khẩu và (hoặc) sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong nước thì ở trên nhãn hàng hóa ghi rõ tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh , địa chỉ lắp ráp và ghi rõ xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật về xác định xuất xứ hàng hóa.

Điều 7. Ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa

Hàng hóa san chia – sang chiết, nạp – đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I – ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể phải được thể hiện đầy đủ 03 nội dung sau:

a) Ngày sản xuất;

b) Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt;

c) Hạn sử dụng.

Điều 8. Ghi thành phần trên nhãn hàng hóa

1. Trường hợp tên thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa nhằm gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó cần phải ghi định lượng, việc ghi định lượng không bắt buộc ghi kèm theo vị trí của thành phần mà có thể ghi trong những mục khác của nhãn.

2. Trường hợp trên nhãn sản phẩm hàng hóa có nhấn mạnh sự không có mặt, hay không chứa hay không bổ sung một hoặc một số thành phần thì:

– Thành phần đó không tồn tại trong hàng hóa, trong các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa;

– Hàng hóa không chứa những thành phần cùng nhóm có tính chất hay công dụng tương tự với thành phần đó, trừ khi bản chất của sự thay thế được ghi chú rõ ràng.

3. Điều ước quốc tế , Tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về mức không có mặt của một thành phần , thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế , Tiêu chuẩn quốc tế đó.

Điều 9. Ghi thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa

Tổ chức, cá nhân chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa ghi giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa phải đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.

Nếu ghi một giá trị dinh dưỡng cụ thể, thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.

Điều 10. Ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen trên nhãn hàng hóa

Điểm e khoản 5 Phụ lục I – ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP áp dụng trong trường hợp thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen , sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có ít nhất 01 thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn năm phần trăm (5%) tổng nguyên liệu được dùng để sản xuất thực phẩm.

Điều 11. Ghi nhãn hóa chất gia dụng

Điểm e khoản 15 Phụ lục I – ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP áp dụng đối với những sản phẩm hàng hóa là hóa chất gia dụng phải thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 12. Ghi định lượng hàng hóa trên nhãn hàng hóa

1. Đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là : lít (l) , mililit (ml) , microlit (μl).

2. Ghi định lượng hàng hóa đối với hàng hóa dạng lỏng thì ghi một trong 02 cách: “thể tích thực” hay ghi “thể tích thực ở 20°C”

Điều 13. Ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu mà thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn gốc được ghi bằng ký tự chữ thì doanh nghiệp có thể chú thích các ký tự chữ này trên nhãn phụ sản phẩm hàng hóa mà không cần phải ghi lại
“NSX” & “HSD” theo ký tự số.

Ví dụ: MFG 20 Jan 2020, EXP 20 Feb 2022, trên nhãn ghi như sau: NSX, HSD xem ‘MFG’, ‘EXP’ trên bao bì, Jan=01, Feb = 02… Dec =12.

Điều 14. Ghi thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa

Mục 1 khoản 1 Phụ lục IV – ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP không áp dụng trong trường hợp nước được dùng làm dung môi để mạ băng, bảo quản sản phẩm và được bỏ đi sau khi sử dụng sản phẩm.

Trên đây là những nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa trong thông tư quy định chi tiết về nhãn hàng hóa của Nghị định 43/2017/nđ-cp ngày 14/ 04/2017. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.