Bản cam kết an toàn thực phẩm là gì?

Bản cam kết an toàn thực phẩm  là mẫu cam kết của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cam kết về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. Trên bản cam kết nêu rõ thông tin của cơ sở, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh

Bản cam kết an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh

Căn cứ pháp lý khi làm cam kết an toàn thực phẩm

Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT

Căn cứ Điều 12 Nghị Định số 15/2018/NĐ-CP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm có định sẽ không thuộc diện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy phép an toàn thực phẩm).

Đối tượng áp dụng bản cam kết an toàn thực phẩm

Đối tượng áp dụng thực hiển bản cam kết an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài; lớn nhất từ 15 mét trở lên;
  •  Sơ chế nhỏ lẻ;
  •  Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  •  Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.

Cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ là mô hình kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân không được quản lý chặt chẽ bởi hình thức đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Các cơ sở này thường tồn tại dưới các dạng là các cửa hàng, quán cà phê, quán ăn,… đây là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động, số vốn đầu tư không nhiều.

Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ 

Tuy không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép an toàn thực phẩm) nhưng cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ vẫn phải tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Cở sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây ô nhiễm và nguồn gây độc hại
  • Nước sử dụng trong sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Trang thiết bị sử dụng phải đảm bảo an toàn, không gây độc hại và lây nhiễm vào sản phẩm
  • Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật
  • Người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy định về sức khỏe và tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
  • Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định của luật bảo vệ môi trường
  • Duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm

 

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ phải tiến hành làm bản cam kết an toàn thực phẩm

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ phải tiến hành làm bản cam kết an toàn thực phẩm

Nếu như bà con đang sản xuất, kinh doanh rau củ quả, thịt, cá nhỏ lẻ thì nhanh chóng tiến hành làm Bản cam kết an toàn thực phẩm gửi lên cơ quan có thẩm quyền để tránh bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện tự công bố sản phẩm nhập khẩu cũng phải nộp bản cam kết và có xác nhận của cơ quan nhà nước.

Mẫu Bản cam kết an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Biểu mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Biểu mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Định kỳ các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định đảm bảo An toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ theo kế hoạch. Đồng thời, khi có sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm hay có chỉ đạo của cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất.

Nơi tiếp nhận bản cam kết an toàn thực phẩm

Cơ quan tiếp nhận bản cam kết an toàn thực phẩm  sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở) chỉ định.

Trên đây là các thông tin liên quan về quy định và bản cam kết an toàn thực phẩm mà mà cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần phải nắm để thực hiện cho đúng theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề nào cần chưa rõ cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay Hotline để được hỗ trợ miễn phí.

Tư vấn dịch vụ tại công ty AZF