Với tiềm năng là nước chủ lực về nông sản, đặc biệt là mặt hàng ngũ cốc và các loại hạt trái cây sấy, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng mạnh trong các năm gần đây. Các mặt hàng cần kiểm nghiệm để kiểm soát chất lượng sản phẩm: kiểm nghiệm hạt ngũ cốc, hạt đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, đậu trắng, hạt trái cây: hạt điều, hạt mắc ca….
Nội dung bài viết:
Căn cứ quy định pháp lý:
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm.
- QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
- QCVN 8-3:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về rau củ quả (TVCN)
- Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
Chỉ tiêu Kiểm nghiệm Hạt các loại bao gồm:
- Các chỉ tiêu cảm quan: cấu trúc, trạng thái, mùi vị, màu sắc…
- Chỉ tiêu hóa lý: Kiểm nghiệm hóa lý thực phẩm nhằm xác định chính xác phẩm chất và chất lượng thực phẩm cần phân tích.
- Chỉ tiêu vi sinh: Các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm : Coliforms, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Salmonella, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc… Do đó tùy vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu vi sinh cho phù hợp =>Việc kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trong các loại hạt nhằm đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cho người tiêu dùng an tâm với sự lựa chọn của mình.
- Chỉ tiêu kim loại nặng: Các kim loại nặng như chì, kẽm, thủy ngân… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ.
- Và các chỉ tiêu khác như hàm lượng hóa chất không mong muốn (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản chống mốc…)
Hệ thống trung tâm thử nghiệm, phòng LAB đạt chuẩn:
- Phòng Lab đạt chuẩn ISO 17025 cho các tiêu chí vi sinh, hoá sinh và chất lượng.
- Các trung tâm được công nhận bởi Tổ chức Công nhận quốc tế và khu vực như Tổ chức công nhận các phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC);
- Hằng năm gia hạn và bổ sung các chỉ tiêu được công nhận tại MRA của APLAC và ILAC cho chương trình Công nhận phòng thí nghiệm (VILAS).
Lượng mẫu cần chuẩn bị để kiểm nghiệm Hạt các loại là bao nhiêu?
- Tuỳ vào số lượng chỉ tiêu kiểm nghiệm ;
- Thông thường gửi mẫu khoảng 200 g – 300 g (ml) đến phòng nhận mẫu AZF (hoặc AZF sẽ nhận mẫu tận nơi đối với khu vực HCM)
- Trường hợp quý khách yêu cầu lưu mẫu lâu hơn 1 tháng thì gửi thêm mẫu để chúng tôi lưu mẫu.
Tùy vào mục đích và bản chất của từng loại hạt mà chuyên viên của AZF sẽ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm hạt các loại phù hợp, nhằm đánh giá được chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu kỹ thuật cũng như tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp. Kiểm nghiệm các loại hạt cũng là bước đầu tiên và hỗ trợ cho việc Công bố chất lượng sản phẩm các loại hạt trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Mọi thắc mắc về vấn đề chỉ tiêu kiểm nghiệm Hạt các loại cũng như hồ sơ Công bố chất lượng sản phẩm hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 093 111 9336 – 093 111 0363 để được tư vấn miễn phí về quy định và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Liên hệ tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN AN TOÀN THỰC PHẨM AZF
Điện thoại: 093 111 9336 – 093 111 0363
Email: hotro.azf@gmail.com
Hotline: 0903 685 330