Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm đã triển khai việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính.

Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trong cơ quan Bộ Y tế triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất trong dịch vụ công tại các cơ quan Nhà nước. Anh Vũ Đức Quang, lãnh đạo một đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng chia sẻ: Tôi cảm thấy rất hài lòng về dịch vụ khi giao dịch với Cục ATTP.

Khác với các đơn vị hành chính khác, đến đây không còn thấy bộ phận tiếp dân, nhận hồ sơ và trả kết quả rườm rà nữa. Mọi giao dịch thực hiện hoàn toàn trực tuyến như nộp hồ sơ, lệ phí và nhận kết quả bản điện tử. Việc này tiết kiệm được rất lớn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, Ths. Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục ATTP đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính công trong lĩnh vực cấp phép về an toàn thực phẩm.

“Trong đó xác định công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất trong việc thay đổi thói quen làm việc từ thủ công sang làm việc trên môi trường mạng. Từ đó, hướng đến chính quyền điện tử góp phần đơn giản hóa, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.”

Theo Cục ATTP, từ ngày 01/8/2014, Cục này đã tổ chức khai trương dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đầu tiên của Bộ Y tế đối với xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Đây là dịch vụ công đầu tiên được triển khai tại Bộ Y tế. Các doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng, nộp phí lệ phí qua mạng (hệ thống thanh toán điện tử Keypay, chuyển khoản trực tuyến), hồ sơ được Cục ATTP thẩm xét và xử lý trên phần mềm, doanh nghiệp nhận kết quả trực tuyến hoàn toàn qua mạng (kết quả được ký số và đóng dấu số).

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: “Dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại, minh bạch”.

Chữ ký điện tử của Cục ATTP đã đáp ứng đầy đủ theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐCP. Kết quả bằng văn bản điện tử có chữ ký và đóng dấu bằng chữ ký số cấp qua Dịch vụ công trực tuyến của Cục ATTP được chấp thuận như các văn bản được đóng dấu truyền thống. Ngày 09/9/2014, Cục tiếp tục triển khai dịch vụ công cấp độ 4 đối với Cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Và ngày 17/12/2014, triển khai với hệ thống Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP. Qua ba hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đến nay, Cục ATTP đã trả trực tuyến cho doanh nghiệp với 11.251 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, 132.751 giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và 4.487 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP. Cùng với đó, Cục ATTP đã cấp khoảng 18,000 tài khoản cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về những lợi ích khi ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong cấp hồ sơ, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp chỉ cần 4 bước để hoàn thành một hồ sơ Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Trong đó gồm: Khai báo hồ sơ qua mạng, nộp phí thẩm xét hồ sơ, chờ kết quả thẩm xét và cuối cùng là nhận kết quả bằng bản điện tử. “Đây là hình thức dịch vụ công văn minh, hiện đại, minh bạch, mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp như: Dịch vụ tiện lợi – không mất thời gian – không tốn công sức – tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi.”

Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).

Tháng 6/2019, Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Cục ATTP đã phối hợp tích cực với Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel) xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến ATTP ngành Y tế từ cấp xã đến Trung ương bao gồm: Hệ thống báo cáo ngộ độc thực phẩm, Hệ thống báo cáo Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Hệ thống báo cáo công tác an toàn thực phẩm (quý, năm)…

Hiện tại hệ thống này đã được chuyển giao cho Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cùng xây dựng hoàn thiện. Dự kiến sau khi hoàn thiện sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm với sự tham gia của người dân doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Trước đây, công tác thẩm xét hồ sơ về lĩnh vực an toàn thực phẩm được thực hiện theo cách thủ công truyền thống. Với các xử lý hồ sơ này, Cục ATTP gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu trữ hàng chục nghìn bộ hồ sơ mỗi năm. Cùng với đó là việc tra cứu, thống kê hồ sơ các sản phẩm thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, dẫn tới bị động trong công tác xử lý thông tin đặc biệt đối với những cảnh báo nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giờ đây, thông tin về tình trạng hồ sơ, nội dung cần chỉnh sửa được công khai Tháng 6/2019, Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Cục ATTP đã phối hợp tích cực với Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel) xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến ATTP ngành Y tế từ cấp xã đến Trung ương bao gồm: Hệ thống báo cáo ngộ độc thực phẩm, Hệ thống báo cáo Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Hệ thống báo cáo công tác an toàn thực phẩm (quý, năm)…

Hiện tại hệ thống này đã được chuyển giao cho Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cùng xây dựng hoàn thiện. Dự kiến sau khi hoàn thiện sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm với sự tham gia của người dân doanh nghiệp và cơ quan quản lý. qua hệ thống phần mềm.

Kết quả được công khai trên phần mềm do đó có thể tiếp cận và các cơ quan cần thông tin có thể kiểm tra qua mạng. Cải cách hành chính là nền tảng để phát triển bền vững với sự quản lý nhà nước và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt trong lĩnh vực Y tế gắn liền với vấn đề sức khỏe, sinh mạng của nhân dân, cải cách hành chính vẫn là điểm nóng được lãnh đạo đầu ngành quan tâm và triển khai hiệu quả. Kết quả trên có được từ sự quyết tâm, thống nhất một lòng từ người đứng đầu đến từng cán bộ, công nhân, viên chức Cục an toàn thực phẩm nhằm hướng đến một bộ máy hành chính hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Theo: Phapluatplus.vn