Trước tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn Thế Giới, thì công tác Thanh Tra Kiểm Tra đối với An toàn thực phẩm từ phía cơ quan thẩm quyền nhà nước càng được giám sát ngày một khắt khe và gay gắt hơn. Đòi hỏi nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thực phẩm phải luôn tuân thủ đúng mọi quy định pháp luật hiện hành như hoàn tất đối với các thủ tục hồ sơ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, … và đặc biệt sản phẩm mới trước khi đưa ra thị trường phải hoàn tất Hồ sơ Tự Công Bố Sản Phẩm/ Đăng Ký Bản Công Bố Sản Phẩm.
Nội dung bài viết:
THANH TRA HẬU KIỂM HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ CỦA DOANH NGHIỆP
Nhiều doanh nghiệp chủ quan, muốn giảm thiểu chi phí nên mặc dù không có chuyên môn nhưng vẫn tự mình thực hiện hồ sơ Tự Công Bố Sản Phẩm hoặc sử dụng dịch vụ những đơn vị thiếu uy tín và chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đén việc bị thanh tra, hậu kiểm, tịch thu hàng hóa và phải đóng phạt ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và uy tín của công ty:
Một số khó khăn khi doanh nghiệp tự công bố sản phẩm:
- Mất nhiều thời gian tìm hiểu và thực hiện.
- Mất nhiều công sức đi lại: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, lưu mẫu, gửi mẫu kiểm nghiệm, Soạn thảo và gửi hồ sơ tự công bố.
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bị sai, thời gian kiểm nghiệm lâu
- Hồ sơ thiết sót bị Ban gửi trả lại, phải thực hiện lại từ đầu.
- Hồ sơ sau khi đã được duyệt, nhưng khi Thanh tra Kiểm tra lại không đạt, và hàng hóa không vào được cửa hàng, siêu thị, …
- Hàng hóa về cảng nhưng hồ sơ sai không kinh doanh được dẫn đến chi phí lưu kho phát sinh
Bên cạnh đó, Ngày 11/01/2021 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ký và ban hành Công văn số 26/ATTP-PCTTR gửi Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, và Ban Quản lý An toàn thực phẩm: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và Bắc Ninh về việc tăng cường công tác hậu kiểm liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó có công tác tăng cường hậu kiểm hồ sơ Tự Công Bố sản phẩm/ Đăng Ký Bản Công bố sản phẩm.
Trước công văn số 26/ATTP-PCTTR vào đầu năm 2021, Doanh nghiệp đòi hỏi phải trung thực hơn trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của mình: Thực hiện đúng, chuẩn xác và đầy đủ tất cả các Hồ sơ Tự Công Bố Sản Phẩm, Kiểm Nghiệm, Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm, Giấy Phép Kinh Doanh, … Bởi lẽ năm 2021 là năm mà Sở Y Tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ban Quản lý ATTP sẽ đẩy mạnh cũng như tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm nhất.
MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
b) Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:
a) Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực.
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định của pháp luật.
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025. (Danh sách phòng kiểm nghiệm được chỉ định/công nhận năm 2019)
đ) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây.
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm.
b) Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây.
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả.
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.
DỊCH VỤ THỰC HIỆN LẠI HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Với mong muốn giúp quý doanh nghiệp giải quyết khó khăn cũng như tránh những rủi ro đáng tiếc không cần thiết, AZF với hơn 10 năm kinh nghiệm sẵn sàng “Hướng dẫn Tự Công Bố Sản Phẩm” và “Tư vấn thực hiện lsi5 hồ sơ Tự Công Bố Sản” – Cam kết thực hiện hiệu quả 100% và giải quyết mọi hồ sơ khó.
Mọi thắc mắc về vấn đề thủ tục tư vấn kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm. Qúy khách hàng hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Những điểm khác biệt chỉ có ở AZF:
- Tư vấn CHỈ TIÊU ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH hiện hành và mục đích sử dụng của sản phẩm
- Thời gian NHANH CHÓNG. Ngay khi nhận được thông tin từ doanh nghiệp, chúng tôi sẽ kiểm tra và tiến hành soạn hồ sơ ngay lập tức.
- Cam kết CHI PHÍ TỐI ƯU NHẤT so với các bên khác
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm bàn giao cho khách hàng là KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CHÍNH XÁC từ mẫu khách hàng gửi.
- Tư vấn MIỄN PHÍ tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm nghiệm sản phẩm, hướng xử lý để khách hàng khắc phục trong quá trình sản xuất khi kết quả kiểm nghiệm không đạt.
- Bàn giao hồ sơ vàTƯ VẤN TẬN NHÀ cho khách hàng.